Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được là vấn đề không thể bỏ qua đối với những ai cần di chuyển bằng xe máy hằng ngày. Việc xác định thời điểm phù hợp để vận động hay tham gia giao thông sau nâng mũi là rất quan trọng trong quá trình chăm sóc hậu phẫu.
Sau nâng mũi nên đợi ít nhất 5 – 7 ngày mới nên đi xe máy, vì đây là giai đoạn mũi bắt đầu giảm sưng và có thể tháo nẹp. Việc di chuyển nhẹ nhàng sau thời gian này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mũi. Tuy nhiên, cần tránh đường gồ ghề hoặc đi xe quá lâu để hạn chế rung lắc mạnh gây tác động đến cấu trúc mũi còn chưa ổn định.
Sau nâng mũi nên đợi 5 – 7 ngày mới nên đi xe máy
Trong khoảng 7–10 ngày đầu mũi vẫn sẽ tiếp tục hồi phục, do đó, nên ưu tiên nghỉ ngơi và chỉ di chuyển khi thật cần thiết để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
Việc hạn chế đi xe máy sau nâng mũi là cần thiết vì trong 24 – 48 giờ đầu, thuốc mê vẫn còn tác dụng khiến bạn thiếu tỉnh táo, không an toàn khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, rung lắc từ xe máy, cùng với khói bụi, vi khuẩn trong không khí có thể xâm nhập vào vết mổ, gây viêm nhiễm, kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục, thậm chí để lại sẹo hoặc ảnh hưởng đến dáng mũi.
Dưới đây là những tác động của việc đi xe máy sau khi nâng mũi:
1. Đường xóc khiến mũi tụt sụn
Khi đi xe máy, đặc biệt là trên đường gồ ghề, sụn mũi có thể bị rung lắc mạnh, dẫn đến sưng tấy và tụt sụn. Chất liệu nâng mũi cần phải có thời gian để hình thành sự gắn kết, tương thích với các tế bào mô mềm của cơ thể. Do đó, nếu như phải chịu đựng các lực quá mạnh thì sụn rất dễ bị lệch khỏi vị trí và tụt ra ngoài.
Sau khi nâng mũi, đi xe máy có thể khiến mũi tụt sụn nếu khi đi trên đường sóc
2. Khói bụi đường phố
Khói bụi đường phố có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus và các chất độc hại khác, gây kích ứng da, dẫn đến nhiễm trùng vết thương vùng mũi.
Không những vậy, ngay cả với những người có cơ địa khỏe, sức đề kháng tốt cũng khó tránh khỏi tác động tiêu cực của khói bụi. Đó là lý do rất nhiều khách hàng sau khi nâng mũi cảm thấy hoang mang và lo sợ bị nhiễm trùng, dị ứng, tổn thương…
3. Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể gây tăng sắc tố, thâm sẹo, ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm mỹ. Không ít người vừa kết thúc phẫu thuật nâng mũi đã chủ quan để bản thân phơi nắng dưới trời oi bức khiến vùng da quanh vết mổ bị mẩn đỏ, phồng lên và đau rát.
4. Tai nạn giao thông
Các bác sĩ thường khuyến cáo rằng sau khi sửa mũi cần phải có người thân đưa về. Bởi bất cứ ai vừa trải qua phẫu thuật đều có thể trạng yếu do vừa dùng thuốc mê, sức khỏe chưa ổn định 100%.
Nếu không cẩn thận, tai nạn giao thông có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng mũi, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
5. Áp lực từ mũ bảo hiểm
Đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài tạo áp lực đến vùng mũi sau khi mới phẫu thuật, gây nhiều khó chịu và sưng tấy, khiến quá trình hồi phục bị chậm lại và ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi đi xe máy sau nâng mũi nhằm bảo vệ dáng mũi và hỗ trợ quá trình hồi phục:
– Chỉ nên đi xe máy sau ít nhất 5 – 7 ngày, khi mũi đã bớt sưng và tháo nẹp, trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
– Sử dụng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải dày, kết hợp kính chắn gió và nón rộng vành để tránh bụi bẩn, gió mạnh và ánh nắng chiếu trực tiếp vào vùng mũi.
– Chỉ nên di chuyển trên đoạn đường bằng phẳng, vì rung lắc mạnh có thể ảnh hưởng đến sụn mũi mới nâng và gây lệch mũi.
– Tránh dùng loại nón ôm sát phần mặt hoặc có quai đeo quá chặt vì dễ gây áp lực lên vùng mũi.
– Chỉ nên đi quãng đường ngắn, hạn chế việc ngồi xe quá lâu vì mũi vẫn đang trong quá trình ổn định.
– Nếu thấy mũi sưng đỏ, đau nhức hoặc chảy dịch sau khi đi xe máy, nên ngưng di chuyển và đến cơ sở y tế kiểm tra.
Chọn loại mũ bảo hiểm có kích cỡ phù hợp với khuôn mặt khi di xe máy sau nâng mũi
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1
Việc quan tâm đến câu hỏi nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được thể hiện sự chủ động trong chăm sóc hậu phẫu của khách hàng. Đừng quên kết hợp chế độ nghỉ ngơi, bảo vệ vùng mũi và tái khám định kỳ để đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
1. Sau nâng mũi có được đi xe máy? Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-nang-mui-co-duoc-di-xe-may-nang-mui-bao-lau-thi-di-xe-may-duoc-67203.html