Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Kangnam giải đáp

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không và khi nào cần phải tháo? Liệu có nguy hiểm không? Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, hãy cùng Kangnam tìm kiếm lời giải đáp chính xác trong bài viết dưới đây.

I. Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không?

Theo Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ: Nâng mũi cấu trúc hoàn toàn sửa lại được tuy nhiên khách hàng cần phải thực hiện ở địa chỉ uy tín, nơi có bác sĩ giỏi và công nghệ kỹ thuật hiện đại. Bởi sửa mũi sau khi nâng đòi hỏi quy trình cẩn thận, tỉ mỉ và có độ phức tạp cao hơn phẫu thuật lần đầu.

Sự cần thiết của việc sửa lại mũi phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Nếu chỉ mũi bị biến dạng không đáng kể, bác sĩ có thể chỉnh sửa mũi bằng kỹ thuật không phẫu thuật – Tiêm filler. Tuy nhiên, nếu cần thay đổi lớn hoặc khắc phục những vấn đề như vỡ xương hoặc thiếu hụt mô mềm, bạn có thể cần phẫu thuật sửa lại mũi.

Trước khi đưa ra quyết định sửa lại mũi, bạn hãy nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ mũi để đánh giá tình trạng hiện tại và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Việc sửa lại mũi cũng cần đến chi phí và thời gian phục hồi, vì vậy bạn nên xem xét kỹ để có sự chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật.

Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không?

Nâng mũi cấu trúc có sửa lại được không?

Xem Thêm : Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không? Bác sĩ Kangnam giải đáp

II. Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?

Theo BS PTTM. Louis Trương, nếu chất liệu nâng mũi không phù hợp với cơ thể, sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc 3 tháng bạn hoàn toàn phẫu thuật tháo ra lại được.

Tuy nhiên, việc loại bỏ các vật liệu trong mũi sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mũi của bạn, và bạn cần thảo luận với bác sĩ để xác định liệu có thể loại bỏ các vật liệu này một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, việc loại bỏ các vật liệu trong mũi có thể ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của mũi của bạn. Tháo sụn chỉ được khuyến khích khi khách hàng nâng mũi bị hỏng, sụn di lệch khỏi vị trí hoặc cơ địa khách hàng dị ứng với sụn,…

III. Nên đi tháo mũi đã nâng trong trường hợp nào

Bạn chỉ nên tháo sụn nâng mũi trong trường hợp thật sự muốn thay đổi dáng mũi hiện tại, hoặc sau khi nâng mũi bị biến chứng, mũi không còn đẹp sau thời gian dài.

3.1 Kết quả phẫu thuật mũi không như ý

Nếu bạn không hài lòng với kết quả sau khi đã thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, bạn có thể quyết định tháo vật liệu để trở về hình dáng mũi ban đầu hoặc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mũi khác.

Hoặc nếu bạn muốn chạy theo xu hướng thẩm mỹ mũi mới, bạn cũng có thể cân nhắc chuyển đổi dáng mũi, thay đổi ngoại hình hoàn hảo hơn.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín cũng như bác sĩ chuyên nghiệp, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro khi làm đẹp.

3.2 Xảy ra biến chứng sau nâng mũi

Nếu mũi của bạn bị biến dạng do tác động từ tai nạn hoặc chấn thương, bạn có thể cần phải đi tháo mũi đã nâng để sửa chữa cấu trúc và hình dáng của mũi.

Một số trường hợp khác, khách hàng nâng mũi cấu trúc ở những địa chỉ kém chất lượng, bác sĩ cắt ghép sụn với tỉ lệ không đúng,… gây ra nhiều lỗi kỹ thuật. Bạn nên thăm khám tại địa chỉ uy tín hơn để được xử lý sớm.

Ngoài ra, nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu, dáng mũi cũng sẽ bị lệch hỏng và cần tháo bỏ sụn để bảo vệ sức khoẻ.

tháo sụn nâng mũi cấu trúc

Tháo sụn nâng mũi cấu trúc khi bị biến chứng

Xem Thêm : Nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam

3.3 Mũi bị “xuống cấp”

Kết quả nâng mũi không thể duy trì vĩnh viễn và cũng sẽ thay đổi theo thời gian, đây là điều không ai có thể phủ nhận.

Sau nhiều năm, sụn mũi có thể hao mòn dần làm cho dáng mũi biến đổi. Sống mũi trở nên cong, lệch, đầu mũi bị hếch và một số hiện tượng khác trông khá mất thẩm mỹ.

Thường sau khoảng 5-7 năm, nhiều khách hàng quyết định tháo sụn để “sửa sang” lại dáng mũi của mình, duy trì sắc trẻ dài lâu hơn.

Xem thêm: Nhảy mũi 1 cái, 2 cái, 3 cái, 4 cái, liên tục, theo giờ là điềm tốt …

IV. Mũi cấu trúc tháo ra sẽ như thế nào? Có để lại sẹo không?

Sau khi giải quyết được những lo ngại về khả năng tháo sụn thì hẳn bạn sẽ quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ sau khi loại bỏ nó. 

Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ: “Nâng mũi cấu trúc khi tháo ra thường sẽ quay trở về trạng thái ban đầu trước khi nâng. Nếu bạn đã can thiệp chỉnh sửa quá nhiều như thu gọn cánh mũi, cắt gọt đầu mũi,… thì khi bỏ sụn ra, mũi sẽ bị biến dạng và không đẹp.”

Tình trạng sẹo sau khi tháo sụn mũi là không đáng kể nếu bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, biết cách chăm sóc hậu phẫu tốt.

tich

V. Kinh nghiệm tháo mũi đã nâng: Cách chăm sóc

Tháo sụn mũi là một tiểu phẫu nên chế độ chăm sóc cũng cần phải được chú ý để mũi chóng lành lại.

5.1 Thời gian cần thiết để mũi lành hoàn toàn

Thời gian để mũi lành sau khi tháo sụn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kỹ thuật tháo sụn đến cơ địa cũng như quá trình chăm sóc. Trong điều kiện tốt thì thời gian trung bình cần khoảng từ 3 tháng để mũi ổn định hoàn toàn. 

5.2 Các cách chăm sóc tại nhà sau khi tháo sụn

Đây là bước không thể thiếu sau khi tháo sụn nên việc chăm sóc tốt có thể giúp vết thương nhanh chóng lành cũng như bảo vệ chức năng của mũi sau này.

¤ Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ, không tự ý điều trị

Nếu xảy ra các triệu chứng không mong muốn như: sưng đau kéo dài, chảy máu, nhức tấy,… thì bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để tham khảo ý kiến.

Bạn tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các phương pháp được người quen “mách nước” hay sử dụng thuốc mua ở các cửa hiệu bên ngoài mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Uống thuốc theo chỉ dẫn, không tự ý điều trị

Uống thuốc theo chỉ dẫn, không tự ý điều trị

Xem Thêm : Nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu tiền – Tại BV Kangnam

¤ Vệ sinh mũi hàng ngày

Bạn có thể sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi hàng ngày, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Dung dịch muối có tác dụng làm sạch mũi, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại. Hãy thực hiện 2-3 lần/ngày, đặc biệt là khi mũi chảy dịch.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi được bác sĩ kê đơn để giảm sưng tấy và tăng cường lưu thông khí qua mũi.

¤ Bảo vệ mũi khi đứng trước tác động của môi trường bên ngoài

Bạn phải đặc biệt cẩn thận trong việc bảo vệ vùng mũi, không để xảy ra va chạm đáng tiếc. Hãy đeo khẩu trang và tránh đến những nơi ô nhiễm; giữ cửa sổ và cửa ra vào đóng kín mỗi khi ra ngoài.

Trong khoảng 1 tuần đầu tiên, bạn cũng không nên tự lái xe để đảm bảo mũi sớm ổn định, tránh gặp phải tổn thương ngoài ý muốn.

¤ Không trang điểm, không chạm vào mũi

Nhiều người có thói quen chạm vào mũi khi suy nghĩ hay ngại ngùng, mặc dù rất khó kiểm soát nhưng bạn hãy hạn chế tối đa hành động này.

Thêm vào đó, cho đến khi mũi lành hẳn thì bạn cũng không nên trang điểm để đảm bảo an toàn.

Không trang điểm, không đụng vào mũi

Không trang điểm, không chạm vào vùng mũi

¤ Tránh các vận động mạnh

Sau khi nâng mũi, bạn nên tránh các vận động mạnh trong khoảng 2-4 tuần để đảm bảo sự phục hồi và hạn chế nguy cơ tổn thương mũi.

Các vận động mạnh như chạy bộ, nhảy, tập thể dục hoặc các hoạt động yêu cầu nỗ lực cơ thể nên được tránh để giảm thiểu áp lực và chấn thương cho vùng mũi vừa qua phẫu thuật.

Trong trường hợp bạn muốn tập luyện thể dục, hãy thảo luận với bác sĩ của mình về các hoạt động thể dục nhẹ nhàng và an toàn để thực hiện trong thời gian phục hồi.

¤ Chế độ ăn 

– Uống đủ nước, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng (protein, vitamin và khoáng chất) giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cũng rất hữu ích để giúp tăng cường sức khỏe.

– Hạn chế thực phẩm chứa natri, đặc biệt là trong những ngày đầu sau phẫu thuật, vì natri có thể làm tăng sự phù nề và sưng tại vùng mũi.

– Tránh ăn thực phẩm cay, cay nóng để tránh kích thích mũi và gây ra sự khó chịu.

– Tránh uống rượu và thuốc lá để tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể.

 

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không

Mũi bị hếch cao đã được khắc phục lại hoàn toàn

Khách hàng sửa mũi thành công tại Kangnam

Khách hàng sửa lại dáng mũi thành công tại Kangnam

Khách hàng thay đổi sau khi sửa mũi

Mũi hài hoà và vượng tướng hơn sau khi phẫu thuật sửa lại

Kết quả trước và sau khi khách hàng sửa mũi

Dáng mũi đẹp tự nhiên và không còn khuyết điểm sau khi sửa

Khác hàng sau khi sửa mũi

Tướng mũi cân đối hài hoà, không bị cong vẹo hay biến chứng

Trên đây là câu trả lời cho những băn khoăn về việc nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không của bạn. Bạn cần phải hết sức tỉnh táo và đặt niềm tin đúng người, đúng địa chỉ để “chọn mặt gửi vàng”.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nâng mũi cấu trúc
    Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không? Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không? Bác sĩ Kangnam giải đáp

    Chào bác sĩ! Mũi của em khá thấp và đầu mũi hếch, em có tìm hiểu qua về dịch vụ nâng mũi cấu trúc. Tuy nhiên, vẫn còn thắc mắc nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không? Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam có chế độ bảo hành trọn đời cho dịch vụ nâng mũi

    Nâng mũi cấu trúc bao lâu lành hẳn: Những yếu tố quan trọng

    Nâng mũi cấu trúc bao lâu lành hẳn: Những yếu tố quan trọng

    Thời gian hồi phục sau khi nâng mũi cấu trúc dao động trong khoảng từ 2 -3  tuần để khuôn mặt trở lại như bình thường. Để giúp lành thương nhanh, có 3 lưu ý cần nhớ: chăm sóc vết thương, nguyên tắc ăn uống và chế độ sinh hoạt. Hình ảnh khách hàng nâng

    Nâng mũi cấu trúc khác gì nâng mũi thường? Chia sẻ từ chuyên gia

    Nâng mũi cấu trúc khác gì nâng mũi thường? Chia sẻ từ chuyên gia

    Nhiều người thường thắc mắc nâng mũi cấu trúc khác gì nâng mũi thường? Hiểu đơn giản, nâng mũi cấu trúc khác với nâng mũi thường ở việc sử dụng kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo nhằm tái tạo hoàn toàn lại cấu trúc mũi. Do đó, nâng mũi cấu trúc có

    Phương pháp nâng mũi cấu trúc có thể gây tụt sụn không

    Phương pháp nâng mũi cấu trúc có thể gây tụt sụn không

    Nâng mũi cấu trúc sẽ không bị tụt sụn nếu khách hàng thực hiện ở cơ sở uy tín và biết cách chăm sóc hậu phẫu chuẩn, theo chia sẻ từ Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. Trường hợp

    Nâng mũi cấu trúc có để lại sẹo không – BV Kangnam giải đáp

    Nâng mũi cấu trúc có để lại sẹo không – BV Kangnam giải đáp

    Sẹo thẩm mỹ là một trong những nỗi lo lắng nhất của 90% khách hàng có nhu cầu nâng mũi 4D hiện nay. Hiểu được nỗi lo của phần đông khách hàng, các chuyên gia uy tín khoa mũi Bệnh viện Kangnam sẽ giải đáp thắc mắc “nâng mũi cấu trúc 4D có để lại

    Mô phỏng nâng mũi cấu trúc – Giải pháp nâng mũi đẹp toàn diện

    Mô phỏng nâng mũi cấu trúc – Giải pháp nâng mũi đẹp toàn diện

    Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi rất được ưa chuộng trong những năm gần đây, điều này khiến nhiều người tò mò không biết quá trình tái tạo mũi cấu trúc diễn ra như thế nào. Trong bài viết này, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ mô phỏng nâng mũi cấu

    icon