Nâng sửa mũi bị hỏng cần tiến hành tháo bỏ sụn cũ, rửa lại sạch mũi và thiết kế lại dáng mũi mới hoàn chỉnh hơn. Trong trường hợp mũi bị hỏng sau khi nâng thì sẽ xuất hiện một số tình trạng như: nhiễm trùng, vẹo lệch biến dạng, lộ sóng, đầu mũi bóng đỏ. Khi bị vấn đề bạn cần đến thăm khám và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn về sức khỏe.
Theo bác sĩ Henry Nguyễn, nâng mũi bị hỏng (1) do những nguyên nhân như: Tay nghề của bác sĩ nâng mũi kém, lạm dụng nâng mũi quá cao, chất liệu sụn không phù hợp, cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng….
– Kinh nghiệm phẫu thuật của bác sĩ: Kỹ thuật nâng mũi không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí làm mũi biến dạng. Thao tác kỹ thuật kém gây thiếu sót trong quá trình phẫu thuật dẫn đến tổn thương mô và các vấn đề khác sau phẫu thuật.
– Lạm dụng nâng mũi quá cao: Khi nâng mũi quá cao nhưng không đảm bảo ổn định từ phần nền sụn, có thể gây ra áp lực không đều lên da mũi. Dẫn đến tình trạng da mũi bị đỏ, bào mòn, lộ chất liệu ghép sụn dưới da. Sự căng thẳng và lộ sụn có thể tạo ra một chiếc mũi thô cứng, mất đi sự tự nhiên và tăng nguy cơ lệch vẹo.
– Chất liệu sụn nâng mũi: Sụn kém chất lượng hoặc chất liệu quá cứng, quá dày có thể gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng, làm mũi biến dạng.
– Cơ sở thực hiện Thực hiện tại cơ sở không đảm bảo điều kiện phẫu thuật: Việc thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại các cơ sở không đủ vệ sinh và không đảm bảo vô trùng có thể tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sau phẫu thuật. Thậm chí có một số cơ sở hoạt động công khai nhưng không có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp, đội ngũ bác sĩ chuyên môn kém, không có giấy phép hành nghề.
– Va đập hoặc cử động mạnh: Những tác động mạnh có thể làm mũi lệch ra khỏi vị trí phẫu thuật ban đầu. Các va đập, chấn thương, hay cử động mạnh có thể gây biến dạng hình dáng của mũi.
Một số dấu hiệu cảnh báo nâng mũi bị hỏng như: Tình trạng sưng tấy kéo dài, mũi lệch vẹo không cân đối, đau nhức – khó thở, mũi có màu đỏ hoặc tím bất thường, chảy dịch mủ, đầu mũi lộ sụn, có dấu hiệu hoại tử….
– Sưng tấy kéo dài sau 2-3 tuần: Tình trạng sưng tấy sau nâng mũi là hiện tượng phổ biến, là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng sẽ giảm dần sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp triệu chứng mũi sưng tấy kéo dài 2 – 3 tuần kèm theo triệu chứng đau nhức kéo dài, mũi ửng đỏ thì đây là dấu hiệu cảnh báo nâng mũi bị hỏng (2).
– Mũi lệch vẹo, không cân đối: Sống mũi bị lệch do phần chất liệu độn hoặc vách ngăn mũi bị lệch hẳn sang một bên sau nâng mũi. Trường hợp này xảy ra khi bác sĩ đưa các chất liệu độn vào không đúng vị trí khiến mũi bị biến dạng và lệch hẳn so với form ban đầu. Vì thế, từ khi tiến hành tháo nẹp, bạn cần theo dõi tình trạng của mũi từ nhiều góc độ để nhận biết sớm nếu mũi có bất thường như lệch vẹo, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
– Đau nhức, khó thở: Tình trạng đau nhức kéo dài trên 10 ngày kèm theo hiện tượng khó thở cũng là dấu hiệu nâng mũi không thành công.
– Mũi có màu đỏ hoặc tím bất thường: Triệu chứng mũi tấy đỏ, xuất hiện thêm các nốt mụn nước li ti tại đầu mũi và lan sang hai bên cánh mũi. Sau 1 – 2 ngày viêm tấy, đầu mũi/sống mũi bắt đầu thâm đen, bầm tím bất thường các nốt mụn nước có mủ vàng bên trong đồng thời dịch mũi chảy ra liên tục.
– Chảy dịch mủ, có mùi hôi tanh: Hiện tượng chảy dịch mủ kèm theo mùi hôi tanh khó chịu cho thấy mũi đã bị viêm nhiễm và có dấu hiệu hoại tử.
– Da đầu mũi mỏng, lộ sụn: Lộ sóng là tình trạng thanh độn đặt trong mũi căng tức, tạo ra các đường nét in hằn trên mũi khiến bạn dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Trong một số trường hợp, phần thanh độn còn trồi lên gây biến dạng mũi và kết quả nâng mũi không đẹp (3).
– Xuất hiện các biến chứng như hoại tử, nhiễm trùng: Nếu sưng viêm kéo dài, bầm tím và có dịch, có mùi hôi cho thấy mũi đã bị hoại tử do quy trình nâng mũi không đảm bảo, chăm sóc không đúng cách gây viêm nhiễm.
– Bóng đỏ đầu mũi: Phần đầu mũi sưng to, nổi cộm lên và nhìn rõ các mao mạch bên trong. Trong khoảng thời gian này khách hàng có thể đưa tay lên nắn nhẹ thì sẽ cảm thấy cả mảng sụn. Khi sụn độn dày khiến mũi bị bỏng đỏ và làm cho phần mũi mỏng đi.
Để xử lý hiện tượng chảy máu tại vết khâu sau khi nâng mũi nhanh chóng bạn hãy thực hiện theo những cách dưới đây:
– Dùng bông gạc thấm vết thương: Sử dụng bông gòn sạch hoặc khăn mềm để thấm vết thương sau đó thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
– Bảo vệ vết thương: Để ngăn ngừa chảy máu và hỗ trợ quá trình lành vết thương, bạn cần giữ mũi luôn sạch sẽ. Hạn chế chạm tay vào vùng mũi, thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Tuyệt đối tránh sử dụng nước muối tự pha vì có thể không đảm bảo nồng độ muối và khả năng khử trùng.
– Chườm lạnh, ấm: Sử dụng chườm lạnh ngay sau khi phẫu thuật để giúp co lại các mạch máu và giảm sưng tấy. Trong những ngày tiếp theo, bạn có thể kết hợp chườm ấm để tăng cường hiệu quả giảm sưng đau.
– Tránh vận động cường độ cao: Tránh mang vác vật nặng hoặc tham gia các hoạt động vận động cường độ cao tcó thể tăng áp lực gây tổn thương hoặc làm biến dạng mũi, làm giảm hiệu quả của quá trình phục hồi.
Sau khi phát hiện tình trạng mũi bị biến chứng sau nâng, trước tiên khách hàng nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng, từ đó đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
– Xử lý khi nâng mũi bị hỏng, mũi vẹo lệch: Đối với trường hợp này, phương pháp khắc phục thường bao gồm việc mổ lại và tạo ra một khoang mới để đặt sống mũi vào vị trí thích hợp.
– Chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng mũi lộ sống, lộ đầu mũi: Đây là tình trạng yêu cầu một quy trình phẫu thuật kỹ lưỡng, bao gồm việc tháo sụn ra, vệ sinh và làm sạch khu vực bị hỏng, sau đó cấy khoang để cho mũi hồi phục bình thường. Quá trình này có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm.
– Cách sửa mũi hỏng sau nâng mũi bị bóng đỏ: Để khắc phục tình trạng này, thường cần thay sống mềm mại hơn và có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu cần thiết.
– Khắc phục nâng mũi hỏng biến dạng ở lỗ mũi, lệch trụ mũi: Các kỹ thuật tạo hình và sử dụng sụn tự thân thường được áp dụng để sửa chữa các biến dạng này.
– Phẫu thuật sửa chữa mũi bị biến dạng nặng (mũi hỏng): Đây là trường hợp phức tạp và đòi hỏi nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục, bao gồm chỉnh hình lại mũi bằng sụn sườn và xử lý tổn thương chất xơ. Quy trình này đòi hỏi sự kỹ thuật cao và kiên nhẫn từ phía bác sĩ và khách hàng.
Để phòng tránh mũi bị hỏng khi nâng mũi có một số biện pháp khách hàng cần lưu ý như:
Cách tránh biến chứng sau nâng mũi – Lựa chọn bác sĩ nâng mũi tay nghề cao, giàu kinh nghiệm
Là người trực tiếp thực hiện ca nâng mũi, tay nghề bác sĩ ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp và độ an toàn của một ca phẫu thuật. Giải phẫu mũi không thuộc hàng “đại phẫu”, tuy nhiên cũng đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ phải có tay nghề, trình độ, kinh nghiệm và cách xử lý tình huống chuyên nghiệp.
– Khách hàng nên ưu tiên lựa chọn các trung tâm và bệnh viện thẩm mỹ có tên tuổi, uy tín, được nhiều người biết đến và review tốt trên các diễn đàn, hội nhóm làm đẹp.
– Khách hàng nên nghiên cứu và tìm hiểu về thông tin bác sĩ thẩm mỹ và xác thực qua các nền tảng trên Internet thật kỹ càng.
– Kiểm chứng “độ mát tay” của bác sĩ đó bằng các hình ảnh trực quan, cụ thể là khách hàng trước/sau khi nâng mũi.
– Vì đây là làm đẹp cho mình khách hàng không nên giảm chi phí bằng cách lựa chọn các spa nhỏ lẻ, điều kiện vật chất tồi tàn.
Tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt
– Ăn uống lành mạnh – nghỉ ngơi điều độ: Kiêng khem và tránh các loại thực phẩm dễ để lại sẹo như rau mồng tơi, rau muống, rau đay. Các loại thực phẩm này chứa một lượng collagen lớn và khiến làn da có xu hướng trồi lên hình thành sẹo lồi xấu xí. Cần tránh các loại thịt như thịt đỏ, thịt gia cầm bởi vì chúng chứa hàm lượng đạm và protein quá cao. Khi được tiêu hóa trong cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành các Cholesterol có hại góp phần vào việc tích tụ mỡ và sạm da mặt.
– Hạn chế các áp lực cho mũi: Trong thời gian mũi đang chịu nhiều tổn thương, bạn cũng nên hạn chế áp lực cho mũi để tránh tình trạng bầm tím. Tránh vận động mạnh và không thực hiện động tác cúi đầu, không đưa tay lên sờ mũi. Lựa chọn các trang phục thoải mái, có phần cổ rộng hoặc cài cúc giúp mũi không bị va chạm. Dừng lại tất cả các hoạt động thể dục thể thao.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện thẩm mỹ Kangnam kết hợp cùng với báo VnExpress tổ chức và thực hiện chuyên đề giải cứu mũi hỏng quy mô lớn nhằm tạo kênh tư vấn online, cung cấp những kiến thức hữu ích và đưa ra các giải pháp thẩm mỹ tiên tiến, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Tại đây, mọi trường hợp các ca mũi khó, mũi biến dạng bị bẩm sinh, do tai nạn hoặc phẫu thuật hỏng thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam thăm khám và tư vấn trực tiếp để đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.
Dịch sau nâng mũi là hiện tượng bình thường trong quá trình hồi phục biểu hiện của sự tích tụ chất lỏng bên dưới da, ngay gần vị trí vết mổ và được xem như một trong những phản ứng của mũi sau phẫu thuật. Do trong quá trình thực hiện bóc tách, chỉnh sửa cấu trúc, đệm sụn nâng,… đã gây ra tổn thương mạch bạch huyết và các mô mềm xung quanh. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra một loại chất lỏng để “khởi động” quá trình kháng viêm. Tình trạng này thường xuất hiện vào khoảng 24-48h sau phẫu và có xu hướng giảm dần trong vòng 7-10 ngày tiếp theo nếu được chăm sóc tốt. Sau một thời gian, chất dịch lỏng này có thể phát triển thành những túi lớn, tích tụ huyết thanh màu vàng hoặc trắng, góp phần gây sưng sau nâng mũi.
Mũi cứng sau nâng mũi không gây nguy hiểm vì đây là hiện tượng phổ biến sẽ trở lại bình thường và mềm mại hơn sau một thời gian. Do đó, khách hàng cần chú ý chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời thông báo ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Bao xơ nâng mũi có gây nguy hiểm cho sức khỏe vì chất liệu sụn mũi bao xơ ngày càng dày cho thấy sự co rút ở vị trí của vật liệu độn. Cùng với tình trạng này, thường đi dấu hiệu bao xơ sau nâng mũi như: sưng, viêm, phù nề và đau nhức xung quanh khu vực mũi, tạo ra sự không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguy cơ biến chứng do bao xơ sau nâng mũi biến đổi theo từng giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, dáng mũi vẫn tự nhiên và không có dấu hiệu bất thường nào.
– Giai đoạn 2: Cảm giác của mũi có độ cứng mặc dù hình dạng của mũi vẫn giữ nguyên.
– Giai đoạn 3: Mắt thường có thể nhận ra sự lệch về một bên của sống mũi, đồng thời đi kèm với cảm giác sưng đau.
– Giai đoạn 4: Tình trạng sưng phù trở nên rõ rệt hơn, mũi cứng và đau nhức kéo dài.
Nâng mũi bị bầm mắt là hiện tượng bình thường vì việc thực hiện bóc tách và tái tạo cấu trúc sẽ làm tổn thương đến mô mềm. Tình trạng bầm mắt sau nâng mũi do các tế bào hồng cầu bị rò rỉ ra ngoài thành mạch và mắc kẹt bên dưới da, dần dần thoái hóa tạo thành các mảng tối. Sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng bầm mắt sẽ thuyên giảm và biến mất.
Nên làm gì khi nâng mũi bị bầm mắt? Nghỉ ngơi đủ giấc, sử dụng túi chườm lạnh để giảm tình trạng sưng bầm ở vùng mắt. Thực hiện 15-20 phút mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày. Ngoài ra, khách hàng hãy nâng cao gối khi ngủ, tránh va đập mạnh vào vùng bầm mắt để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Chảy máu sau nâng mũi không phải triệu chứng bất thường vì đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị tổn thương mô mũi và đường huyết tĩnh mạch bị đứt. Khách hàng không cần phải quá lo lắng về tình trạng trên, điều quan trọng là cần giữ cho vết mổ được sạch, tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn chăm sóc của bác sĩ.
Nâng mũi chảy máu bao lâu thì bình thường? Tình trạng chảy máu sẽ dừng lại trong khoảng 10-20 phút sau phẫu thuật và bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu nếu cần thiết. Cho tới 2-3 ngày sau, bạn có thể thấy một ít máu và dịch vàng chảy ra, do vết thương chưa hoàn toàn kín miệng. Sau quá trình nâng mũi bị chảy máu kéo dài và không giảm đi, thì bạn cần chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mũi có vấn đề sau ca phẫu thuật. Việc mũi chảy máu sau phẫu thuật nâng mũi có thể là dấu hiệu của vấn đề nhiễm trùng. Để xác định chính xác nguyên nhân và có phương án xử lý tốt nhất, bạn nên thăm khám lại bác sĩ tốt nhất.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Chuyên đề “Giải cứu nâng mũi hỏng” với sự góp mặt của các bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ mũi hàng đầu tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. Ngoài ra, nhờ có thêm các cộng sự là bác sĩ chuyên khoa về ngành thẩm mỹ mũi giỏi tại Kangnam, đảm bảo mang đến cho khách hàng sự yên tâm trong quá trình giám sát và sửa mũi. Nếu khách hàng cần tư vấn về dịch vụ nâng mũi hãy liên hệ với Kangnam theo hotline 1900.6466 để được giải đáp chi tiết nhất.
1 . Biến chứng mũi bị co rút sau nâng mũi
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-mui-bi-co-rut-sau-nang-mui.html
2. Những triệu chứng bình thường và bất thường sau khi nâng mũi cần lưu ý
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-trieu-chung-binh-thuong-va-bat-thuong-sau-khi-nang-mui-can-luu-y/
3. Biến chứng nâng mũi bị lòi sụn bên trong: Nguyên nhân và cách xử lý
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-nang-mui-bi-loi-sun-ben-trong-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-67579.html
Comments are closed.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Cho hỏi dì tôi 70 tuổi mũi nhăn quá có nang được khg
Chào Tuyết, bạn nên gửi tình trạng về https://www.facebook.com/Thammykangnam, hoặc đến trực tiếp cơ sở của Kangnam để được tư vấn cụ thể.
Mình làm mũi cách đây cũng gần 10 năm giờ thấy đầu mũi bóng muốn làm lại. Xin hỏi bs làm luôn hay như thế nào ă
Chào Le dung, với tình trạng như trên liên hệ ngay hotline 1900.6466 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia tư vấn tại Kangnam