Ăn sầu riêng có béo không – nỗi lo lắng của hầu hết những tín đồ thích loại trái cây này, bởi hương vị thơm ngon, ngọt và bùi béo. Vậy thực hư ăn sầu riêng có mập không? Có tốt cho sức khỏe không? Đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng trong bài viết của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.
Theo NDTV, ăn sầu riêng (1) rất tốt cho sức khỏe, vì sầu riêng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể nhờ có chứa nhiều các loại vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin B tổng hợp gồm axit folic, riboflavin, niacin, thiamine và các chất chống oxy hóa tự nhiên.
Sầu riêng cũng cung cấp lượng chất xơ tối ưu, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Các hợp chất thực vật trong sầu riêng có thể giảm cholesterol, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch và phòng chống ung thư.
Việc ăn sầu riêng có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đa dạng từ việc cải thiện tiêu hóa đến sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Xem thêm: Ăn sung có béo không? Cách giảm cân bằng sung
Ăn sầu riêng dễ gây tăng cân (2) nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn, vì sầu riêng là loại quả chứa hàm lượng calo và chất béo cao khoảng 13g chất béo mỗi cốc. Vì vậy nếu bạn không có cách ăn sầu riêng hợp lý cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ rất dễ gây tăng cân và làm gián đoạn đến kế hoạch ăn kiêng của mình.
Trong 100g sầu riêng có chứa 147 Kcal, đây là hàm lượng calo tương đối cao, vì vậy khi thêm sầu riêng vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần cân nhắc hàm lượng calo tiêu thụ để không ảnh hưởng đến kế hoạch ăn kiêng và giảm cân.
Theo Healthline, trong một trái sầu riêng khoảng 243gr sẽ chứa khoảng 357 kcal. Lượng calo trong trái sầu riêng cũng còn tùy thuộc vào loại sầu, cách canh tác và chế biến. Cụ thể dưới đây là lượng calo của một số món ăn chế biến từ sầu riêng:
– 1 ly chè sầu có khoảng 650 calo
– 1 cái Bánh pía sầu riêng chứa 400 calo
– 1 cây kem sầu riêng cung cấp 456 calo
– 1 ly sinh tố bơ sầu riêng chứa 730 calo
– 1 gói xôi sầu riêng có chứa khoảng 750 calo
Ngoài lượng calo cao, sầu riêng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g sầu riêng có chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Protein | 2.5 -2.8g |
Chất béo | 5.33g |
Chất xơ | 3.8g |
Đường | 12g |
Thiamin | 0.20mg |
Riboflavin | 0.20mg |
Carbohydrate | 30.4 – 34.1g |
Kali | 436mg |
Vitamin A | 13.3 – 20mg |
Acid ascorbic | 23.9 – 25.0mg |
Canxi | 7.6 – 9.0mg |
Niacin | 1.704mg |
Sắt | 0.73 – 1mg |
Phốt pho | 37.8 – 44mg |
Xem thêm: Ăn thịt gà nhiều có tốt không? Lưu ý khi ăn thịt gà giảm cân
Mối tương quan giữa sầu riêng với trọng lượng cơ thể phụ thuộc vào yếu tố như hàm lượng tiêu thụ, chế độ dinh dưỡng và mức độ vận động của bạn, vì sầu riêng chứa hàm lượng calo và chất béo cao, đặc biệt khi được chế biến thành bánh ngọt, kem, sinh tố. Việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng hoặc món ăn từ sầu riêng có thể dung nạp lượng calo lớn và chất béo dư thừa, dẫn đến tăng cân.
Trong trường hợp tiêu thụ sầu riêng kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân đối và duy trì hoạt động vận động thường xuyên sẽ không gây tăng cân. Vì trong sầu riêng có chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ cơ thể no lâu và tiêu hóa tốt, giảm hấp thụ chất béo. Tuy nhiên, nếu các món ăn từ sầu riêng sử dụng trong chế độ ăn uống vượt quá nhu cầu calo hàng ngày có thể dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
Sầu riêng có tác dụng (3) chống lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Vì trong sầu riêng có chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B cùng với các dưỡng chất khác như chất xơ, chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Trong sầu riêng có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, vitamin E và các hợp chất phenol, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm toornt hương cho các tế bào.
Ăn sầu riêng mỗi ngày là cách cung cấp lượng vitamin A và beta-carotene đáng kể cho cơ thể, giúp bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia UV từ ánh nắng mặt trời, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và trẻ trung.
Lượng chất xơ dồi dào trong sầu riêng bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu) khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như tắc nghẽn động mạch và đau thắt ngực.
Sầu riêng cung cấp một loạt các vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin C và kali, các chất này có vai trò duy trì huyết áp và bảo vệ niêm mạc, cấu trúc của mạch máu.
Các nghiên cứu đã chứng minh, việc tiêu thụ sầu riêng và các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Ngoài việc giúp giảm cholesterol, lượng lớn chất xơ trong sầu riêng còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan giúp tăng cường sự di chuyển của thức ăn trong ruột, ngăn chặn táo bón và duy trì sự phân hủy, hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B6 và kali trong sầu riêng hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa và chức năng của các cơ quan tiêu hóa.
Ăn quá nhiều sầu riêng gây ứ đọng kali (4) trong cơ thể, dẫn đến rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh, co giật cơ, suy thận, vì trong sầu riêng có chứa lượng lớn kali nên nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, ăn nhiều sầu riêng cũng gây ra một số vấn đề khác như:
– Rối loạn đường huyết: Sầu riêng chứa nhiều đường fructose và glucose, tiêu thụ quá mức dẫn đến tăng đường huyết đối với người bị đái tháo đường.
– Áp lực đến hệ tiêu hóa: Vì lượng chất xơ lớn từ sầu riêng có thể gây tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ táo bón.
– Tăng cân: Sầu riêng chứa nhiều calo, đặc biệt khi tiêu thụ quá nhiều các món ăn từ sầu riêng như kem sầu, chè sầu, bánh ngọt từ sầu riêng có thể gây tăng cân, béo phì.
– Ngộ độc: Ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, đau bụng và khó chịu trong người.
– Gây nóng: Lượng chất béo cao trong sầu riêng khiến cơ thể dễ sinh nhiệt, gây nóng trong người và xuất hiện mụn nhọt.
Những người mắc bệnh thận và bệnh về tim mạch không nên ăn sầu riêng, vì trong sầu riêng chứa nhiều kali, nếu tiêu thụ kali quá mức sẽ dẫn đến dư thừa và ứ đọng kali trong cơ thể, gây suy thận, rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể và sức khỏe.
Mặc dù được xem là “vua của các loại trái cây” nhờ hương vị thơm ngon, béo ngậy, nhưng sầu riêng cũng cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ cho một số nhóm người sau:
– Người cơ địa nóng, dễ nổi mụn: Theo y học cổ truyền, sầu riêng là loại quả có tính nhiệt, gây nóng trong người và dễ nổi mụn nhọt.
– Người bị đái tháo đường: Sầu riêng có chỉ số đường cao, gần 70%, do đó không phù hợp với những người đang kiểm soát lượng đường trong máu.
– Người cao tuổi: Chất cellulose trong sầu riêng dễ gây táo bón và tắc ruột đối với những người lớn tuổi, do đó họ nên hạn chế tiêu thụ loại quả này.
– Người thừa cân, béo phì: Mặc dù sầu riêng không chứa cholesterol hoặc chất béo không lành mạnh nhưng vẫn chứa lượng calo cao và chất béo, vì vậy người thừa cân hoặc béo phì cần hạn chế tiêu thụ. Đây cũng là đáp án cho thắc mắc ăn sầu riêng có béo không.
– Người dễ bị táo bón: Sầu riêng có tính nhiệt nên dễ gây nóng trong, làm tăng nguy cơ táo bón. Hơn nữa tiêu thụ quá nhiều chất xơ từ sầu riêng cũng gây áp lực đến hệ tiêu hóa, dẫn đến chướng bụng, táo bón.
– Phụ nữ mang thai: Lượng đạm cao từ sầu riêng nếu tiêu thụ quá nhiều dễ gây các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng đến thai kỳ. Do đó, phụ nữ đang mang thai không nên tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong thời gian ngắn.
– Người bị đau họng, ho, cảm lạnh: Sầu riêng có thể gây đờm và kích thích họng, không nên ăn khi đang bị đau họng và ho nhiều.
Các món ăn chế biến từ sầu riêng như bánh pía, chè sầu riêng, kem sầu riêng, bánh ngọt từ sầu riêng dễ gây tăng cân nếu ăn nhiều, vì chứa nhiều đường, chất béo và có lượng calo khá cao.
Nếu một người tiêu thụ các món ăn chứa sầu riêng cùng với các loại thực phẩm khác giàu calo và chất béo, tổng lượng calo và chất béo tiêu thụ hàng ngày có thể vượt quá nhu cầu, dẫn đến tăng cân.
Ăn hạt sầu riêng gây tăng cân, đặc biệt là khi kết hợp với thịt sầu riêng, vì trong hạt sầu riêng có chứa 189 calo, 3,1% chất đạm, 0,4% chất béo và các dưỡng chất khác như kali, canxi, sắt, phốt pho, natri, magie, các vitamin B1, B2, vitamin C.
Hạt sầu riêng có thể chế biến thành hạt sầu riêng nướng hoặc luộc, mùi vị béo ngậy gần giống hạt mít nên rất dễ ăn và là món ăn yêu thích của nhiều người. Mặc dù hạt sầu riêng khá nhỏ nhưng chứa nhiều năng lượng và chất béo, nếu không kiểm soát tốt lượng tiêu thụ sẽ khiến cân nặng tăng một cách khó kiểm soát, gây mập.
Ăn bánh pía sầu riêng gây béo phì, tăng cân mất kiểm soát, vì bánh pía chứa lượng calo cao, 1 chiếc bánh pía 100g chứa 400 calo, chiếm khoảng 1/5 lượng calo cần tiêu thụ trong ngày đối với người giảm cân. Trong bánh pía còn có lượng đường cao, nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.
Bánh pía sầu riêng có hình tròn dẹt, vỏ bánh làm từ bột mì, đường và dầu thực vật, bên trong chứa nhân sầu riêng kết hợp với trứng muối. Đây là món bánh ngọt yêu thích của rất nhiều người, nhưng hoàn toàn không phù hợp với những người béo phì và đang trong chế độ giảm cân.
Để ăn sầu riêng không tăng cân, bạn hãy kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với vận động thể dục thường xuyên. Hãy giảm lượng sầu riêng một cách từ từ bằng việc ăn 2 múi sầu riêng trong 2-3 ngày, tiếp tục giảm 3-4 ngày mới ăn 1 múi sầu riêng và sau đó 1 tuần mới ăn tiếp 1 múi sầu riêng. Việc giảm dần lượng tiêu thụ sầu riêng sẽ giảm tổng lượng đường và calo trong chế độ ăn, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Hạn chế các thức ăn giàu tinh bột như gạo, bánh mì, khoai tây nếu đã ăn sầu riêng, vì tinh bột có thể chuyển hóa thành đường và gây tăng cân. Tránh ăn sầu riêng với các thức ăn và đồ uống khác chứa nhiều đường. Bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giảm cảm giác thèm ăn vặt và giúp cơ thể no lâu.
Ngoài những thắc mắc ăn sầu riêng có béo không? Nhiều chị em còn lo lắng bà bầu ăn sầu riêng có tốt không? Cách chọn sầu riêng như thế nào để có quả thơm ngon?
Hãy lưu ý một số vấn đề sau để việc ăn sầu riêng không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nên chọn sầu riêng có phần gai màu xanh, cứng và nở to tròn, vì đây là những quả sầu chín cây, ăn sẽ có bị ngon ngọt tự nhiên hơn. Chỉ cần để ý một số đặc điểm bên ngoài phần vỏ, bạn có thể chọn cho mình quả sầu riêng chín tươi, thơm ngon, nhiều thịt, hạt nhỏ. Hãy tham khảo thêm một số mẹo chọn sầu riêng sau đây:
– Nên lựa những quả sầu riêng có cuống cứng, màu xanh rêu, ửng vàng bấm nhẹ thấy còn nhựa ướt ướt
– Chọn những quả sầu riêng có mùi thơm nồng nặc
– Vỏ sầu riêng có màu xanh hơi xám, ửng vàng
– Nhìn ngoài lớp vỏ sầu riêng thấy phân chia rõ phần eo và các múi
Bà bầu có thể ăn sầu riêng (khoảng 100g mỗi ngày), vì trong sầu riêng chứa lượng axit folic dồi dào, giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh cho thai nhi. Bà bầu ăn sầu riêng cũng giúp bổ sung tốt chất mangan, magie và sắt, các khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn sầu riêng sẽ hấp thụ được lượng vitamin C cần thiết vào cơ thể để tăng sức đề kháng, giúp thai nhi khỏe mạnh. Ăn sầu riêng một lượng vừa phải cũng giúp các mẹ bầu cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn, cải thiện tâm trạng trong những giai đoạn nhạy cảm ở thời kỳ mang thai và sinh em bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu cân đặc biệt lưu ý chỉ nên ăn một lượng sầu riêng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nóng trong người và ảnh hưởng tới thai nhi.
Xem thêm: Ăn chôm chôm có mập không? Chị em thừa cân đặc biệt cẩn trọng
Trẻ em cần hạn chế ăn nhiều sầu riêng, vì sầu riêng chứa hàm lượng calo cao, có tính nóng nên dễ gây bốc hỏa, chướng bụng, ho và thậm chí khiến trẻ bị chảy máu cam, ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Sầu riêng có thể gây dị ứng đối với một số trẻ em, đặc biệt những trẻ có tiền sử dị ứng thực phẩm. Do đó khi cho trẻ ăn sầu riêng lần đầu, cần quan sát các dấu hiệu như ngứa, phát ban, khó thở để xử lý kịp thời.
Mặc dù không nên ăn nhiều sầu riêng nhưng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiêu thụ sầu riêng với một phần vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Vì trong sầu riêng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như chất xơ, chất béo tốt, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cha mẹ có thể làm các món sinh tố sầu riêng hoặc sữa sầu riêng để cho trẻ ăn.
Tuy nhiên, khi cho bé ăn sầu riêng, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Phải dằm nát hoặc say nhuyễn sầu riêng trước khi cho bé ăn nhằm tránh bị nghẹn, hóc
– Vì sầu riêng có tính nóng và dễ sinh nhiệt nên những bé bị rôm sảy không nên ăn
– Trường hợp trẻ đang bị ốm, sốt và ho đờm cũng không nên ăn
– Chỉ nên cho trẻ ăn sầu riêng với một lượng vừa phải
Theo các chuyên gia, buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn sầu riêng trong ngày, vì sáng là lúc cơ thể có khả năng hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng có trong sầu riêng. Hơn nữa, ăn sầu riêng buổi sáng sẽ giúp bạn nạp đầy năng lượng để hoạt động trong cả ngày dài mà không sợ bị mệt hay bị thèm ăn, hỗ trợ tốt cho những người giảm cân.
Câu trả lời là “có”, người bị mệt mỏi, đau đầu, chán nản ăn sầu riêng sẽ cải thiện sức khỏe, cung cấp năng lượng và giúp tinh thần phấn chấn hơn. Vì trong sầu riêng cung cấp hàm lượng vitamin B6 thiết yếu, kích thích cơ thể sản sinh Serotonin, chất xúc tác để dẫn truyền các thông tin đến não bộ hiệu quả, cải thiện tốt tâm trạng và thể trạng.
Tuy nhiên, đối với người bị ốm, sốt, ho và có đờm không nên ăn sầu riêng, vì sầu riêng có tính nóng, dễ sinh nhiệt và làm tình trạng ốm, ho đờm trở nên nặng nề hơn.
Với những thông tin bổ ích trên chắc hẳn chị em đã tìm được đáp án cho nỗi lo lắng ăn sầu riêng có béo không.
Bác sĩ Felix Trần nhận định rằng, các trường hợp bị béo phì, nhiều mỡ thừa, cân nặng lớn. Mỡ tích tụ sau sinh rất khó cải thiện nếu chỉ áp dụng cách ăn kiêng, tập luyện tại nhà.
TẠI SAO BẠN KHÔNG THỬ CÁCH GIẢM CÂN CẤP TỐC – KHÔNG ĂN KIÊNG!
⇒ Có thể giảm tới 95% mỡ thừa sau 1 lần áp dụng
⇒ Không lo tăng cân, tích mỡ trở lại
⇒ Phù hợp với người bận rộn, cân nặng lớn
⇒ Giảm mỡ toàn thân: Mỡ bụng, bắp chân bắp tay, mỡ lưng
⇒ Lấy lại body thon gọn chỉ sau 60 phút
??? NÊN ĐỌC: Hút mỡ thẩm mỹ là gì
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Comments are closed.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Một lần hút mỡ bụng vậy có chi phí là bao nhiêu ạ
Chào Ngô Thị Ngọc Ánh, hiện giá hút mỡ bụng tại Kangnam dao động khoảng 25 – 105 triệu đồng tùy thuộc vào gói dịch vụ khách hàng áp dụng. Tốt nhất bạn nên gửi tình trạng về https://www.facebook.com/Thammykangnam, hoặc đến trực tiếp cơ sở của Kangnam tư vấn để biết được chi phí thích hợp cho bạn.