Nâng Mũi Bị Nhiễm Trùng: 4 Dấu hiệu & Cách xử lý hiệu quả

Theo thống kê, khả năng nâng mũi bị nhiễm trùng hiện nay đang giao động ở mức 25-30%. Vì vậy, nếu bạn nằm trong tỷ lệ này, hãy cùng BVTM Kangnam “nhận diện” toàn bộ những nguyên nhân gây ra để tìm cách khắc phục hợp lý và chủ động phòng tránh tốt nhất.

1/ Nâng mũi bị nhiễm trùng do nguyên nhân gì?

Bên cạnh hàng ngàn ca sửa mũi rất thành công vẫn còn có vô số trường hợp gặp phải rủi ro nghiêm trọng, trong đó có nhiễm trùng. Dựa trên phân tích của nhiều chuyên gia, 4 nguyên nhân lý giải cho tình trạng đó là:

1.1/ Do kỹ thuật của bác sĩ

Trong bất kỳ ca PT nào, tay nghề của BS là một trong những yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả thẩm mỹ. Bởi mọi thao tác cho dù là đơn giản hay phức tạp cũng đều đòi hỏi sự cẩn trọng kỹ lưỡng, từ đó mới có thể kiểm soát mọi rủi ro không mong muốn.

Xem Thêm : Nâng mũi bị nổi mụn: Cách hạn chế nổi mụn sau nâng mũi

Phụ thuộc vào kỹ thuật bác sĩ

Phụ thuộc vào kỹ thuật bác sĩ

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Vì thế, nếu là một người có chuyên môn kém và kỹ thuật thực hiện thiếu chính xác sẽ dễ gặp phải sai phạm như: làm lệch đường mổ, đặt sụn không đúng vị trí, khâu vết thương bị lộ chỉ… 

Đó là lý do nhiều chị em sau khi phẫu thuật nhận thấy mũi lâu lành, các mô bị tổn thương rất lớn và thậm chí còn chảy nhiều máu.

1.2/ Do chất lượng sụn nâng 

Thông thường, cơ thể rất khó tiếp nhận các “chất lạ” từ bên ngoài. Vậy nên, sụn nâng mũi phải đảm bảo đáp ứng nhiều tiêu chí nghiêm ngặt, độ phù hợp mới tương thích được với cơ thể.

Nếu chất liệu độn không đảm bảo vệ sinh an toàn, các tế bào kháng nguyên trong mũi sẽ sinh ra các phản ứng chống lại. Nếu kéo dài tình trạng này thì mô mềm phải đối diện với nguy cơ viêm nhiễm cao, có thể gây hoại tử.

Thế nên, tại các BVTM uy tín đều có sự chọn lọc nghiêm ngặt về các chất liệu sụn nhân tạo và chỉ áp dụng dòng sản phẩm được chứng nhận hợp pháp từ BYT.

1.3/ Do công tác vô khuẩn của BV

Các vi khuẩn không chỉ xâm nhập vào từ chất liệu sụn, mà còn có thể bám dính trên các thiết bị vật tư, dụng cụ PT hay trong môi trường phòng mổ… Do đó, mỗi địa chỉ thẩm mỹ đều cần thực hiện khử khuẩn thường xuyên mới đạt yêu cầu về độ an toàn.

Xem Thêm : Nâng mũi bị dị ứng sụn: Dấu hiệu & Cách khắc phòng tránh

Khử khuẩn thiết bị y tế

Khử khuẩn thiết bị y tế

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở làm đẹp tự phát, việc đầu tư CSVC thiếu thốn và bỏ qua công tác tiêu trùng. Điều này khiến cho không ít khách hàng phải “khóc ròng” vì những hệ quả sau đó.

1.4/ Do cách chăm sóc của khách hàng

Ngoài các yếu tố thuộc về khía cạnh khách quan, chính bản thân người thực hiện nâng mũi cũng có thể gây ra nhiễm trùng. Vì khi vết thương ở mũi chưa khôi phục hoàn toàn, vi khuẩn vẫn có thể tấn công và gây ra nhiều tổn hại.

Một số sai lầm “tiếp tay” cho các tác nhân gây viêm là:

  • Không vệ sinh xung quanh da mũi đều đặn, đúng cách.
  • Tự ý thay băng gạc và thực hiện sai thao tác.
  • Dùng đồ makeup để che vết thương hở trên mũi.
  • Dùng tay chà xát, sờ nắn vào vị trí vết mổ.
  • Ra ngoài không che mặt kín đáo, đến nơi nhiều bụi bặm.
Ra ngoài không che mặt kín đáo, đến nơi nhiều bụi bặm

Ra ngoài không che mặt kín đáo, đến nơi nhiều bụi bặm

Xem thêm: Nhảy mũi 1,2,3 cái và Nhảy mũi theo giờ báo hiệu điềm gì

2/ Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Vì sau khi PT sửa mũi, cơ thể sẽ có một vài phản ứng bình thường như sưng, bầm, đỏ tấy… nên các chị em rất khó phân biệt với các tín hiệu cảnh báo viêm nhiễm.

Do vậy, bạn cần nắm rõ 4 biểu hiện nổi bật nhất khi nâng mũi bị nhiễm trùng:

2.1/ Cảm giác viêm, sưng đau kéo dài

Sau 10 ngày đầu, các chị em sẽ bị sưng mũi sau, dáng mũi sẽ vào form chuẩn và không còn bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Nhưng nếu thời gian này kéo dài lâu hơn và không thuyên giảm, thậm chí còn chuyển biến nghiêm trọng hơn thì đó chính là lời báo động về sự tàn phá của vi khuẩn.

Xem Thêm : Đầu Mũi Bị Cứng Sau Khi Nâng: Nguyên nhân & Cách khắc phục

mũi bị sưng đau

Cảm giác viêm, sưng đau kéo dài

Đây cũng là tín hiệu đầu tiên xảy ra khi các hại khuẩn đang dần dần chiếm chỗ của những tế bào bên trong mũi. Nếu được ngăn chặn kịp thời sẽ không gây tác động quá lớn đến kết quả thẩm mỹ.

2.2/ Mũi bị mưng mủ, chảy dịch vàng

Theo nhận định của các BS, vết thương bị nổi mủ và chảy dịch liên tục là do sự đào thải xác tế bào ra bên ngoài. Điều này cho thấy mô mềm đã bị tổn thương khá nặng, không còn khả năng tự miễn dịch và “chống đỡ” tác nhân gây hại.

Trong hoàn cảnh này, bạn tuyệt đối không được tự bóp các nốt mủ vì sẽ làm cho tình trạng viêm tiến triển nhanh và mạnh hơn.

2.3/ Mũi chuyển đỏ, có mùi hôi

Đi cùng với hiện tượng mưng mủ luôn là sự nóng đỏ, vì hệ thống mạch máu phải căng lên và đẩy mạnh hoạt động nhằm “cứu vãn” các tế bào đang có nguy cơ bị phá huỷ.

viêm nhiễm vùng mũi

Khách hàng viêm nhiễm vùng mũi

Cho tới khi sợi mao mạch cũng bị đứt gãy sẽ dẫn tới hiện tượng tụ máu, khiến cho dịch chảy ra bên ngoài có mùi tanh hôi và rất khó chịu.

2.4/ Cơ thể mệt mỏi, ốm sốt

Chính vì cơ thể phải tập trung vào việc sửa chữa tổn thương ở mũi nên khi trải qua nhiều ngày dài, hệ miễn dịch bị suy giảm và gây cảm giác mệt mỏi.

Đồng thời, triệu chứng đau đớn quá mức và kèm theo sốt (>37 độ C) chính là “hồi chuông báo” về quá trình hoại tử mô. Đó là giai đoạn cuối cùng của viêm nhiễm với mức độ cực kỳ nặng, rất khó cứu chữa và thường phải tiến hành PT loại bỏ.

3/ Nâng mũi bị viêm, nhiễm trùng phải làm sao?

Khi thấy có dấu hiệu bị viêm, ngay cả khi ở mức độ nhẹ thì bạn cũng cần tìm đến BVTM để gặp trực tiếp chuyên gia và thực hiện khám xét, nhận định tình trạng hiện tại.

Thông qua đó, tùy vào từng mức độ biểu hiện của mỗi người, BS sẽ đưa ra phương án xử lý thích hợp, đảm bảo loại bỏ rủi ro một cách chính xác nhất.

Với những chị em bị nhiễm trùng nhẹ, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm, giảm đau và chống phù. Cùng với đó, bạn bắt buộc phải tuân thủ theo đúng đơn thuốc và tiến hành tái kiểm tra, theo dõi thường xuyên.

Nhiễm trùng nhẹ, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm

Nhiễm trùng nhẹ, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm

Khi ở trong tình trạng viêm nhiễm cấp độ nặng, BS sẽ cân nhắc và xem xét các điều kiện cần thiết để thực hiện PT. Các thao tác chủ yếu bao gồm: hút bỏ máu đông, bóc tách mô da và rút bỏ sụn nâng, diệt khuẩn, cố định vết thương.

Lưu ý: Nếu có mong muốn tiếp tục nâng mũi, bạn cần chờ đợi đến khi bình phục hoàn toàn, đa phần sau khoảng 6-12 tháng.

tich

4/ Những lưu ý để hạn chế nhiễm trùng sau nâng mũi

Nhiễm trùng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và nhan sắc của bạn. Do vậy, nếu không muốn phải gánh chịu hệ quả này, bạn cần ghi nhớ 3 nguyên tắc phòng ngừa quan trọng dưới đây.

4.1/ Lựa chọn địa chỉ sửa mũi uy tín

Chọn một địa chỉ chất lượng là điều tất yếu hàng đầu trước khi bạn đưa ra quyết định tân trang diện mạo. Thế nên, bạn cần nhìn nhận vào các tiêu chí cần có của một BVTM uy tín như:

  • Được hợp pháp hóa trên giấy phép của BYT.
  • Thương hiệu lâu đời, nhận được nhiều tín nhiệm của khách hàng.
  • Đội ngũ BS có tên tuổi và chức danh cụ thể.
  • Môi trường BV hiện đại, đầy đủ vật chất và không bị cũ kỹ, ẩm thấp.
  • Có chế độ chăm sóc và bảo hành rõ ràng, ưu tiên lợi ích của KH.
Kangnam địa chỉ uy tín

Kangnam địa chỉ uy tín

Để có nhận định chính xác nhất, bạn có thể đặt lịch khám tại 2-3 cơ sở nhằm thuận tiện cho việc so sánh và lựa chọn. 

4.2/ Vệ sinh & chăm sóc mũi hàng ngày

Sau phẫu thuật bạn cần hình thành thói quen tự chăm sóc vết thương mỗi ngày. Như vậy mới có thể đảm bảo loại bỏ tối đa các vi khuẩn bám xung quanh khu vực mũi.

Vì vậy, cẩm nang “bảo vệ” mũi sau nâng đúng đắn nhất là:

  • Dùng muối loãng và bông băng sạch để lau xung quanh (2 lần/ngày).
  • Chỉ dùng SRM dịu nhẹ quanh vùng má, trán, cằm, thái dương.
  • Làm sạch cơ thể với nước ấm (30-35 độ C), kiêng xông hơi.
  • Tránh vận động thể thao mạnh, không cúi đầu hay khuân vác đồ nặng.
  • Không nắn bóp, sờ tay lên vùng mũi trong ít nhất 3-4 tuần đầu.
không sờ tay lên mũi

Không sờ tay lên mũi

4.3/ Kiêng & bổ sung thực phẩm đúng cách

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây sưng, nổi mủ và nhiễm trùng. Thế nên, việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hồi phục bình thường của mũi.

Nhóm thực phẩm nên kiêng:

  • Các món lên men gây cản trở tiêu hóa: dưa muối, cà pháo, ghém…
  • Đồ ăn quá cứng, miếng quá to làm cơ và xương chịu áp lực.
  • Chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, coca, pepsi, cafe, snack,…
Không sử dụng chất kích thích

Không sử dụng chất kích thích

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Nhóm thực phẩm cần bổ sung:

  • Protein cao cấp: lợn nạc, hạt bắp, sữa chua…
  • Chất béo tốt: dầu oliu, hạt chia, cây họ đỗ/đậu.
  • Uống nhiều nước khoáng, nước ép, sinh tố, điện giải, vitamin C (tránh nước rau má/nước dừa)

Vấn đề nâng mũi bị nhiễm trùng sẽ không xảy ra nếu bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và sau khi thẩm mỹ. Vì thế, hãy luôn giữ thế chủ động phòng ngừa mọi rủi ro để giúp bản thân tránh khỏi cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, sớm ngày đạt được kết quả làm đẹp như ý.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call
Zalo
Báo giá Nhận báo giá